Chủ nhật, 28/04/2024

Kênh doanh nghiệp / / Tự làm đồ chơi Trung thu trong sự kiện ’Ghép đèn sáng sao’ phố cổ

Tự làm đồ chơi Trung thu trong sự kiện ’Ghép đèn sáng sao’ phố cổ

Ngày 2/9, Ban quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp Câu lạc bộ Đình làng Việt và Dự án "Trường làng trong phố" tổ chức sự kiện “Ghép đèn sáng sao” tại đình Kim Ngân (42-44 Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm). Đây là một trong số các hoạt động đa dạng nhằm đưa sản phẩm làng nghề truyền thống đến gần hơn với người dân và du khách.

Ngày 2/9, Ban quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp Câu lạc bộ Đình làng Việt và Dự án "Trường làng trong phố" tổ chức sự kiện “Ghép đèn sáng sao”  tại đình Kim Ngân (42-44 Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm). Đây là một trong số các hoạt động đa dạng nhằm đưa sản phẩm làng nghề truyền thống đến gần hơn với người dân và du khách.

Không gian sự kiện "Ghép đèn sáng sao" tại đình Kim Ngân.

Tại sự kiện, người tham dự được sáng tạo trong không gian lớp học xưa do Ban tổ chức thiết kế, lấy cảm hứng từ không gian trường làng vùng quê Bắc Bộ truyền thống. Buổi học và trải nghiệm làm đồ chơi Trung thu đồng thời là buổi giao lưu, trao đổi, trò chuyện với khán giả, qua sự dẫn dắt của Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Văn Quyền - nghệ nhân từ làng nghề làm đồ chơi Trung thu Đàn Viên, huyện Thanh Oai, Hà Nội. Các học viên tham gia được trải nghiệm làm đồ chơi Trung thu qua 2 phần chính. 

Phần 1 (50 phút) mang tên “Chắp cánh ánh sao”, nghệ nhân giới thiệu tới người tham dự quá trình hình thành và phát triển của nghề làm đồ chơi Trung thu tại làng Đàn Viên. Qua đó, người tham dự được hướng dẫn phân biệt từng loại đồ chơi Trung thu, ý nghĩa và câu chuyện dân gian xoay quanh các sản phẩm.

Phần 2 (40 phút) mang tên “Dán giấy sao màu”, nghệ nhân cùng người tham dự hoàn thiện sản phẩm, dán giấy và buộc dây treo cho sản phẩm. Ban tổ chức đã chuẩn bị sẵn một số miếng dán nhiều màu sắc để người tham dự có thể thỏa sức sáng tạo trên sản phẩm. Các tác phẩm tiêu biểu cũng được chọn trưng bày tại không gian này.

Các học viên trẻ chăm chú lắng nghe chuyện kể về nguồn gốc, ý nghĩa đèn ông sao và một số đồ chơi dân gian truyền thống

Theo chia sẻ của đại diện Ban tổ chức, trong tiến trình phát triển công nghiệp hóa và hiện đại hóa, những làng nghề truyền thống đang dần chuyển mình và thay đổi, song vẫn còn nhiều trở ngại trong việc tiếp cận đến cư dân nội thành bởi hầu hết các làng nghề hiện nay đang nằm ở ngoại thành Hà Nội. 

"Ghép đèn sáng sao" là sự kiện thứ ba, trước đó hai buổi trải nghiệm đã được tổ chức là “Hoa cài tre đan” và “Nghiêng vành nón Chuông” cũng bước đầu thu hút sự quan tâm và những phản hồi tích cực.

Qua các sự kiện, dự án "Trường làng trong phố" kỳ vọng sẽ trở thành cầu nối quảng bá hình ảnh, giúp làng nghề truyền thống đến gần hơn với lớp trẻ qua những hình thức truyền thông hiện đại. 

Việc tổ chức chuỗi hoạt động tại đình Kim Ngân, nơi thờ cúng ông tổ của trăm nghề cũng là hình thức tôn vinh, quảng bá làng nghề truyền thống và nét đẹp văn hóa dân gian. Tại địa điểm này, dự án cũng như làng nghề sẽ có cơ hội tiếp cận gần hơn với công chúng trẻ, khách du lịch trong và ngoài nước.

Theo chia sẻ của đại diện Ban tổ chức, trong tiến trình phát triển công nghiệp hóa và hiện đại hóa, những làng nghề truyền thống đang dần chuyển mình và thay đổi, song vẫn còn nhiều trở ngại trong việc tiếp cận đến cư dân nội thành bởi hầu hết các làng nghề hiện nay đang nằm ở ngoại thành Hà Nội. 

"Ghép đèn sáng sao" là sự kiện thứ ba, trước đó hai buổi trải nghiệm đã được tổ chức là “Hoa cài tre đan” và “Nghiêng vành nón Chuông” cũng bước đầu thu hút sự quan tâm và những phản hồi tích cực.

Qua các sự kiện, dự án "Trường làng trong phố" kỳ vọng sẽ trở thành cầu nối quảng bá hình ảnh, giúp làng nghề truyền thống đến gần hơn với lớp trẻ qua những hình thức truyền thông hiện đại. 

Việc tổ chức chuỗi hoạt động tại đình Kim Ngân, nơi thờ cúng ông tổ của trăm nghề cũng là hình thức tôn vinh, quảng bá làng nghề truyền thống và nét đẹp văn hóa dân gian. Tại địa điểm này, dự án cũng như làng nghề sẽ có cơ hội tiếp cận gần hơn với công chúng trẻ, khách du lịch trong và ngoài nước.

Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Văn Quyền hoàn thành một chiếc đèn kéo quân.

Tại buổi trải nghiệm, Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Văn Quyền (84 tuổi) - người dành cả cuộc đời cần mẫn "thắp sáng" cho những chiếc đèn ông sao 6 cánh, đèn kéo quân truyền thống của làng Đàn Viên, bày tỏ: “Chương trình lấy bối cảnh trường làng khiến tôi như được quay lại thời ấu thơ khi còn đi học, hình ảnh các cụ đồ bên cạnh roi mây giảng bài cho học trò được khắc họa rất rõ nét. 

Ông Quyền cũng cho biết: "Tôi thấy rất vui bởi nhóm các bạn trẻ quan tâm đã tới đây cùng tôi lan tỏa niềm đam mê những đồ chơi dân gian. Hy vọng rằng thông qua hoạt động này, những đồ chơi dân gian sẽ được bảo tồn và không bị mai một, đúng với chủ trương đường lối của Đảng là bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể, trong đó có đồ chơi dân gian”.


Dự án "Trường làng trong phố" là dự án phi lợi nhuận hướng tới việc giữ gìn, bảo tồn và phát triển bền vững làng nghề truyền thống Việt Nam do một nhóm thanh niên, sinh viên đến từ các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hà Nội thành lập. Dự án đã giành chiến thắng tại Cuộc thi Sáng kiến Ý tưởng Xã hội Tôi 20 - Twenties mùa 10 vào tháng 4/2023.

Dự án ra đời nhằm tôn vinh và tiếp tục phát huy sự tích cực của các bạn trẻ trong việc quảng bá, giới thiệu, lan tỏa những giá trị văn hóa Việt Nam đến với cộng đồng trong nước và quốc tế. Đây cũng là dịp kết nối các làng nghề truyền thống tới gần hơn công chúng tại Thủ đô, đồng thời cũng là dịp để các cá nhân/đơn vị đang hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu – thực hành, bảo tồn văn hóa sẽ giới thiệu và chia sẻ thành quả, thúc đẩy hợp tác, thổi hồn những giá trị tươi mới cho các di sản truyền thống; tạo ra môi trường giao lưu giữa những người có chung niềm đam mê với văn hóa truyền thống.

 

Nguồn: Khánh Linh, Báo Nhân Dân

Copyright Hoan Kiem 360 © 2020. Developed & Managed by VinGG
Lượt truy cập: 27,853,251