Thứ tư, 24/04/2024

Kênh doanh nghiệp / / Khám phá Đền Ngọc Sơn - biểu tượng văn hóa tâm linh của Hà Nội

Khám phá Đền Ngọc Sơn - biểu tượng văn hóa tâm linh của Hà Nội

Trải qua bao nhiêu thăng trầm lịch sử, đền Ngọc Sơn vẫn luôn là một trong những biểu tượng uy nghiêm, cổ kính đại diện cho Hà Nội nghìn năm văn hiến và niềm tự hào của người dân thủ đô. Đến với đền Ngọc Sơn, du khách sẽ được ngắm nhìn các kiến trúc độc đáo và tận hưởng những giây phút bình yên trong tâm hồn. Cùng HK 360 khám phá nhiều thông tin hơn nữa về Đền Ngọc Sơn nhé!

Trong cụm di tích Hồ Hoàn Kiếm nổi tiếng ở thủ đô Hà Nội , Đền Ngọc Sơn luôn được nhắc đến như một nơi linh thiêng, đã tồn tại cùng với thăng trầm của mảnh đất Thăng Long – Hà Nội. Ngôi đền này không chỉ mang nét đẹp cổ kính mà còn có ý nghĩa tâm linh rất lớn với người dân địa phương.
Trải qua bao biến cố của lịch sử, đền Ngọc Sơn vẫn là một tuyệt tác kiến trúc uy nghi giữa lòng Hà Nội . Tham quan đền Ngọc Sơn cũng là cách để thư giãn tâm hồn, cảm nhận cuộc sống chậm và lưu lại những bức ảnh đẹp trong chuyến du lịch Hà Nội nhé. 

1. Vị trí Đền Ngọc Sơn

Đền Ngọc Sơn Hà Nội nằm ở Đinh Tiên Hoàng, Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội, trên hòn đảo Ngọc Sơn của Hồ Gươm – TP Hà Nội, băng qua “dải lụa đỏ” cầu Thế Húc cong cong, đền Ngọc Sơn như có sức hút của đá nam châm. Đền nằm trên một gò đất cao phía Đông Bắc của hồ, tạo ra sự hài hòa giữa công trình kiến trúc với bối cảnh thiên nhiên, khiến người ngắm nhìn khó cưỡng lại với sắc đẹp của Đền.

Cổng vào Đền Ngọc Sơn

2. Hướng dẫn cách di chuyển đến Đền Ngọc Sơn

Vì nằm ngay trong khu vực trung tâm nội thành của Hà Nội nên việc di chuyển tới đây tương đối dễ dàng. Với xe buýt, các bạn có thể lựa chọn những tuyến buýt sau:

Tuyến 08: xuất phát từ bến Long Biên.
Tuyến 14: xuất phát từ Cổ Nhuế.
Tuyến 31: xuất phát từ Đại học Bách Khoa.
Tuyến 36: xuất phát từ điểm trung chuyển Long Biên.
Với xe máy, thì các bạn có rất nhiều sự lựa chọn để di chuyển, phụ thuộc vào địa điểm mà bạn đang ở hiện tại. Các bạn chỉ cần nhớ những con phố huyết mạch của thành phố rồi đi là sẽ tới. Hiện tại các ứng dụng chỉ đường như Google map đã ngày càng trở nên thông dụng để các bạn có thể thuận tiện hơn trong việc đi lại. Hoặc nếu muốn đơn giản hơn vì các bạn có thể lựa chọn taxi vừa chủ động mà lại không lo lắng việc không biết đường.

Sau khi qua cổng là khu trung tâm của đền Ngọc Sơn được mở cửa hàng ngày để chào đón du khách. Tuy nhiên, du khách nên đến đền vào thời gian đầu năm để có cơ hội bái lễ và cầu mong một năm mới vạn sự như ý. Giá vé vào cổng đền Ngọc Sơn đối với người lớn từ 15 tuổi trở lên là 30.000 đồng, sinh viên 15.000 đồng và trẻ em dưới 15 tuổi được miễn phí.

Hện tại vào cuối tuần, thành phố Hà Nội đã có chủ trương mở phố đi bộ ở khu vực xung quanh đền Ngọc Sơn và cấm tất cả các phương tiện. Vì vậy nếu muốn tham quan đền vào cuối tuần thì bạn nên lưu ý việc đi lại nhé.

3. Giới thiệu di tích Đền Ngọc Sơn

Đền Ngọc Sơn được xây dựng vào thế kỉ thứ 19, là nơi thờ thần Văn Xương Đế Quân (chủ quản văn chương, khoa cử) và thờ đức thánh Trần Hưng Đạo. Ngoài ra, nơi đây cũng thờ Phật A-di-đà, Quan Vân Trường, Lã Động Tân. Qua đó, nhìn rõ được quan niệm “tam giáo đồng nguyên” - ý nghĩa đoàn kết, hòa hợp các tôn giáo tất cả vùng miền đất nước của dân tộc Việt Nam.

Đền Ngọc Sơn được thiết kế với lối kiến trúc độc đáo hội tụ đầy đủ những nét đặc trưng cho nền văn hoá dân tộc cổ truyền. Ngôi đền trở thành biểu tượng văn hóa tâm linh nổi tiếng của Hà Nội .

4. Kiến trúc của Đền Ngọc Sơn

Kiến trúc tổng quan của đền Ngọc Sơn biểu lộ khá rõ ràng sự hòa hợp về tôn giáo and văn hiến qua ngàn năm lịch sử. đó là một điển hình về khoảng không và kiến trúc tuyệt tác. Đền Ngọc Sơn đc thành lập theo kiến trúc hình chữ Tam. phía bên trong đền có các câu đối, hoành phi, vật bài trí vô cùng linh thiêng. Kiến trúc đền Ngọc Sơn dấu hiệu chi tiết sự hòa hợp về tôn giáo qua lâu năm tháng lịch sử. song song với Đền Ngọc Sơn, Tháp Bút – Đài Nghiên bên Hồ Gươm trước cửa đền Ngọc Sơn cũng đều là các biểu tượng văn hóa, những công trình kiến trúc độc đáo, nổi tiếng của Thăng Long từ nhiều đời nay.

Tháp Bút

Trên núi Ngọc Bội, trước khi vào cổng đền, năm 1865 danh sĩ Nguyễn Văn Siêu đã cho xây một tháp đá ngoài cổng cao 9 mét, đỉnh tháp là ngọn bút lông gọi là Tháp Bút Tháp được dựng trên ngọn núi do đá xếp, đường kính 12m, cao 4m. Tháp vuông có năm tầng, cao 28m. Phần thân tháp, Nguyễn Siêu tạc ba chữ “Tả Thiên Thanh” với ý nghĩa là “viết lên trời xanh” theo chiều dọc.

Đài Nghiên

Qua Tháp Bút, đặt ngay tại khu cổng đó là một Đài Nghiên bằng đá. Trên đỉnh Đài Nghiên chứa một viên đá được dùng để pha mực tàu viết chữ nho từ ngày xưa với hình nửa quả đào. Phía bên dưới là ba con cóc được khắc nguyên tảng, liền khối với bệ gạch, ba con cóc cùng há miệng giống như là đang cùng kề, cùng nói điều gì hân hoan sau các ngày ngậm miệng. Mặt trước Đài Nghiên được khắc một vế đối “Kịch thiên bút thế thạch phong cao”, nghĩa là thế bút chống trời, cao như ngọn núi đá.

Câu đối này là khí phách độc lập tự chủ, cam đoan địa thế “tri thức” của người Việt ngàn đời. Trên Nghiên còn khắc một bài minh, nói rõ ý nghĩa việc dựng Đài Nghiên gồm 64 chữ! Ngoài ra, ở hai bên trái and phải của Đài Nghiên, có Bảng Rồng and Bảng Hổ, tượng trưng cho hai bảng lưu danh những người đỗ đạt cao từ xa xưa. Tháp Bút – Đài Nghiên là 2 trong 3 biểu tượng phía bên trong quần thể Đền Ngọc Sơn (bao và cả Đình Trấn Ba) biểu trưng cho một nền văn hiến, văn chương của dân tộc.

Cầu Thê Húc

Cầu Thê Húc là con đường dẫn đến đền Ngọc Sơn. Cầu được thiết kế bằng gỗ, thân cầu choãi rộng, tự ghim vào lòng hồ, tay vịn cũng có những chữ nhân bắt chéo, chia nhỏ ra từng ô bé dại tương tự như ô tướng sĩ bàn cờ. Cầu được sơn màu đỏ, có thiết kế cong cong như dải lụa đào, vắt qua làn nước xanh của Hồ Gươm ở bên cạnh các liễu rủ, cành đa cổ tích, nối phố xá ồn ào trung tâm thủ đô hà nội đến với đền Ngọc Sơn trên đảo Ngọc tĩnh lặng. Cầu Thê Húc được coi là hình tượng của thần Mặt Trời vì tên gọi “Thê Húc” nghĩa là “nơi đậu tia nắng Mặt Trời buổi sáng sớm”

5.Tổng Hợp Một Số Chú Ý Khi Tham Quan Đền Ngọc Sơn Hà Nội

- Khi lễ bái tại đền Ngọc Sơn, cần lưu ý là lễ từ đền chính sau đó theo hướng từ phải sang trái đi sâu vào bên trong.
- Khi bước vào đền chính, phải đi vào từ hai cửa hai bên chứ không nên đi từ cửa giữa, phải bước qua bậu cửa.
- Cần ăn nói nhỏ nhẹ, ăn mặc lịch sự, không tự tiện chỉ tay vào tượng thờ trong đền.
- Không nên chụp ảnh trong khu thờ tự.
- Không để hương bị tắt trong khi đang thắp
- Chỉ nên đặt tiền vào hòm công đức chính, đừng nên rải tiền khắp mọi nơi trong chùa.
- Khi bước vào nhà chính của đền, chùa, không được đi vào từ cửa giữa, mà phải đi vào từ hai cửa bên, đồng thời không đc dẫm lên bậu cửa.
- Khi bước đi không nên cắt ngang qua mặt các người đang quỳ lạy.
- Muốn làm lễ thì không nên quỳ phía sau những người đang đứng thắp hương. tùy thuộc vào từng môn phái, có thể đứng/quỳ khi làm lễ nhưng cần phải lên trước.
- Không cúng dường đồ mặn ở chùa y như đình, đền. đa số chúng ta cho rằng chỉ ở chùa mới cúng đồ chay, còn Thánh cúng mặn, là không phải.
-Tại chùa, không để tiền thật lẫn tiền địa ngục lên ban thờ hay mâm lễ. Tại đình đền có thể đặt tiền âm ti nhưng đừng nên đặt tiền thật.
- Rượu, bia, thuốc lá không đặt đc trên ban thờ Phật nhưng có thể đặt trên ban thờ Thánh.
- Nhiều bạn có thói quen mang những đồ ở đình chùa về đặt lên ban thờ nhà mình, là không nên. Đồ đã cúng rồi đã không còn gì cúng lại; hơn nữa nhiều đồ có chứa trường khí âm, ảnh hưởng xấu đến ban thờ.
- Không lấy cành lộc mang lại đặt lên ban thờ nhà mình. Cành lộc chứa nhiều trường khí âm, có hại cho gia tiên, thần linh tại gia.
- Có thể lấy lộc là bánh kẹo, bao diêm, bật lửa nhưng đều không mang lại đặt lên ban thờ.

Xem thêm: Đền Ngọc Sơn (hoankiem360.vn)

Copyright Hoan Kiem 360 © 2020. Developed & Managed by VinGG
Lượt truy cập: 27,811,618