Thứ ba, 16/04/2024

Kênh doanh nghiệp / / Bạn đã MỘT LẦN TRẢI NGHIỆM đặt chân lên Tháp Hòa Phong ???

Bạn đã MỘT LẦN TRẢI NGHIỆM đặt chân lên Tháp Hòa Phong ???

Hồ Gươm hồ nước ngọt tự nhiên, diện tích khoảng 12 ha, được xem như là “lẵng hoa giữa lòng thành phố” không gian xanh, gió mát. Mặt hồ với các mái đền, chùa cổ kính, tháp cũ rêu phong…Xung quanh Hồ Gươm có 3 ngọn tháp nổi tiếng. Đó là Tháp Bút, Tháp Rùa và tháp Hòa Phong. Tháp Rùa và Tháp Bút có nhiều người biết THẾ NHƯNG Tháp Hòa Phong đẹp mà không phải khi nhắc đến cái tên ai cũng biết đến địa danh này.

Tháp Hòa Phong - Hoàn Kiếm, Hà Nội

Lịch sử Tháp Hòa Phong:

Bên bờ nam hồ Hoàn Kiếm, phía đường Đinh Tiên Hoàng ngày nay còn lại một ngôi tháp mang vẻ rêu phong cổ kính như đồng hành với thời gian. Đó là tháp Hoà Phong. Tháp Hoà Phong mang vẻ đẹp và tâm hồn của người Hà Nội đã hơn 200 năm, mà ít người biết về ngọn nguồn của ngôi tháp gạch này và lịch sử gắn liền với một ngôi chùa bên bờ hồ Hoàn Kiếm, còn gọi là chùa Quan Thượng, một quần thể kiến trúc Phật giáo nổi tiếng một thời.

Hình ảnh check in tại Tháp Hòa Phong

Tháp Hoà Phong có bốn mặt tầng hai có hình bát quái. Bát quái ban đầu là công cụ chỉ phương hướng, theo vũ trụ quan Trung Hoa. Tháp Hòa Phong là tổng hợp những quan niệm về vũ trụ của Phật giáo.

Hình ảnh check in phía trong Tháp Hòa Phong

Nguyên là vào giữa thế kỷ XIX ở chỗ này và toàn thể khu vực trung tâm Bưu điện có một ngôi chùa lớn. Khuôn viên hình tám cạnh gồm hai chục nếp nhà, nhà thờ Phật, nhà thờ Mẫu, nhà in Kinh, nhà cho các sư ở, cả thảy trên một trăm gian, bên trong trang trí rất tráng lệ. Ngoài chùa là hồ sen. Trước cửa chùa là ngọn tháp Hoà Phong. Chùa được xây dựng vào năm 1846 theo sáng kiến của Quan Thượng (chức quan đứng đầu tỉnh Hà Nội) Nguyễn Đăng Giai. Toàn bộ ngôi chùa là một tổng thể kiến trúc đồ sộ mà ngày nay chỉ còn lại những hình vẽ của người Pháp cũng như mô tả rất sơ lược của sử sách. Nhưng ngôi chùa với tên gọi cho thấy ý nghĩa về một tầng thế giới mà người xây dụng ý. Chùa Liên Trì Hải Hội với dụng ý được chiết xuất từ bài kệ trong kinh A Di Đà: “Liên Trì Hải Hội, Di Đà Như lai, Quan  m, Thế Chí toạ liên đài, Tiếp dẫn thượng kim giai, đại thệ hoằng khai, phổ nguyện ly trần ai, Nam Mô liên trì hội thượng, Phật Bồ Tát Ma Ha tát”. Một cõi Niết bàn ngay chốn trần gian, thể hiện toàn bộ ngôi chùa là một đoá sen lớn, ý nghĩa tầng thế giới siêu thoát trên đài sen tụ hội với đủ các chư vị Bồ tát và Phật Di lặc.

Nơi được nhiều người ghi hình kỷ niệm

Dấu tích của chùa còn lại tới nay là tháp Hoà Phong, với vẻ đẹp cổ kính, lặng lẽ bên hồ. Tháp cao ba tầng, cửa tháp theo bốn hướng Đông – Tây – Nam – Bắc, các cửa đều có chữ Hán làm ngạch nêu tên như: Báo Đức môn, Báo  n môn, Hoà Phong tháp, Báo Thiên tháp,…tầng trên còn có hình bát quái và chữ Phạn. Tháp gồm phần dưới bằng gạch, mỗi mặt trổ một cửa, phần trên là tháp xây trên sàn bốn góc trang trí bốn con nghê. Nằm bên bờ hồ, tháp là điểm khởi đầu đường vào chùa”.

Hình ảnh check in gần Tháp Hòa Phong

Ngôi tháp nhuốm màu rêu phong nằm trên bờ hồ Hoàn Kiếm phía đường Đinh Tiên Hoàng, dường như là một điểm nhấn cổ kính giữa lòng Hà Nội hoa lệ. Nhiều du khách đến Hà Nội không khỏi ngỡ ngàng trước ngôi tháp cổ duyên dáng, nhiều người nghĩ rằng tháp là một trong những tác phẩm nghệ thuật xưa nằm trong quần thể Tháp Rùa - Hồ Gươm.


Cảm nhận của du khách khi đặt chân lên Tháp Hòa Phong

Một ngày dạo hồ Gươm Hà Nội, gặp tháp Hòa Phong, bạn nhớ đừng đi lướt qua Bảo Tháp vội nhé. Từng viên gạch rêu phong ấy đều chứng kiến biết bao câu chuyện, bao thăng trầm của Thăng Long – Hà Nội, của những cảnh người, cảnh đời đã gắn bó với nơi này. Lắng lòng mình để lặng nghe những âm thanh từ quá khứ vọng về, sẽ thấy tiếng tàu điện leng keng sớm khuya, sẽ thấy tiếng hát xẩm, tiếng rao đêm… (Trích: cảm nhận của 1 du khách trên diễn đàn vovgiaothong).

Xem thêm thông tin về Tháp Hòa Phong: Tháp Hoà Phong (hoankiem360.vn)

Copyright Hoan Kiem 360 © 2020. Developed & Managed by VinGG
Lượt truy cập: 27,738,681